Đăng nhập

Ít ai biết: Người dân không được cầm cố Sổ đỏ

2020-11-06 08:11:21

Khi có nhu cầu vay tiền thì nhiều người chọn phương án cầm Sổ đỏ tại cửa hàng cầm đồ dù lãi suất cao nhưng không phải ai cũng biết quy định người dân không được cầm cố Sổ đỏ.

* Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khái niệm cầm cố và nghĩa vụ của các bên

* Cầm cố là gì?

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”

Theo đó, cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; trên thực tế chủ yếu là bảo đảm cho khoản vay.

* Nghĩa vụ của các bên khi cầm cố tài sản

Căn cứ Điều 311 và Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:

- Nghĩa vụ của bên cầm cố:

+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có); trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

+ Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Người dân không được cầm cố Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Người dân không được cầm cố Sổ đỏ?

Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, để cầm cố thì đối tượng cầm cố phải là tài sản và bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố. Để biết có được cầm cố Sổ đỏ hay không thì phải xem Sổ đỏ có phải là tài sản không? Người dân có quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhà ở không? Cụ thể:

* Sổ đỏ không phải là tài sản

Căn cứ khoản 1 Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng đất là tài sản (là quyền tài sản).

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

Như vậy, Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận không phải là tài sản.

* Người dân không được cầm cố nhà đất

Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền: Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (theo điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014).

Kết luận: Người dân không được cầm cố Sổ đỏ vì Sổ đỏ không phải là tài sản và người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở không có quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhà ở. Mặc dù không được cầm cố nhưng được thế chấp.

Nguồn: https://luatvietnam.vn/


Tin tức cùng chủ đề
▪ Có lấy lại được căn nhà khi người quản lý nhà đất qua đời?

▪ Chỉ còn sổ đỏ của chủ cũ, có được cấp lại sổ mới?

▪ Mua bán nhà ở xã hội: Khi nào được bán, bán cho ai?

▪ Muốn chuyển đổi sổ đỏ sang sổ hồng phải làm như thế nào?

▪ Giữa năm 2020 phải sửa Luật Đất đai

▪ CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG PHẢI XIN PHÉP

▪ CÁCH TÍNH THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI NỘP KHI CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

▪ CÁC LOẠI VĂN BẢN, HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN BẤT ĐỘNG SẢN BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG CHỨNG THỰC

▪ QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT THỔ CƯ

▪ Đổi mới chính sách đất đai tuân theo quy luật thị trường

▪ Luật Đất đai sẽ sửa đổi việc đền bù, giải phóng mặt bằng sát giá thị trường

▪ 5 kiến nghị sửa Luật Đất đai

▪ Sửa quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

▪ Công văn số 203/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ : V/v giao chủ đầu tư Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột

▪ Duyệt công nhận TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) là đô thị loại II

▪ Đất không giấy tờ được cấp sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất như thế nào?

▪ Lý do người dân nên làm Sổ đỏ trước năm 2025

▪ Cách xác định loại đất khi cấp Sổ đỏ năm 2020

▪ Phí thẩm định hồ sơ cấp Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

▪ Thời gian cấp sổ đỏ không quá 30 ngày

▪ 2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ năm 2020

▪ Giải mã 4 hiểu lầm về sổ đỏ mà nhiều người vẫn cho là đúng

▪ Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

▪ 6 khó khăn thường gặp khi làm Sổ đỏ người dân cần biết

▪ 7 trường hợp từ chối cấp sổ đỏ 2020

▪ 5 vấn đề quan trọng phải biết khi sang tên Sổ đỏ cho con

▪ Các trường hợp xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng theo Luật mới

▪ Quyết định 60 bỏ 2 khái niệm trái luật

▪ Đất mua bán qua nhiều người: Sang tên, cấp Sổ đỏ thế nào?

▪ Các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

▪ Tháo gỡ nút thắt pháp lý, nghị quyết 164/NQ-CP sẽ tác động mạnh tới thị trường bất động sản

▪ Người sử dụng đất không có Sổ đỏ vẫn có những quyền lợi này

▪ Từ năm 2021, được miễn giấy phép xây dựng với trường hợp nào?

▪ Mức tiền sử dụng đất phải nộp khi cấp Sổ đỏ mới nhất năm 2020

▪ 3 trường hợp được bán nhà đất khi cầm Sổ đỏ đứng tên người khác

▪ Theo quy định mới nhất, đất ở bao nhiêu năm thì được cấp Sổ đỏ?

▪ Thay đổi địa chỉ nhà đất có phải làm lại Sổ đỏ?

▪ 3 trường hợp người dân bị hủy sổ đỏ đã cấp

▪ Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ mới nhất

▪ Hàng xóm không ký giáp ranh có làm được Sổ đỏ?

▪ Chuyển đất vườn sang đất ở 2021: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

▪ Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ online trên cả nước

▪ 7 điều cần biết để làm sổ đỏ nhanh chóng, thuận tiện

▪ 10 trường hợp đăng ký biến động đất đai được cấp sổ đỏ mới

▪ Bồi thường khi thu hồi đất 2021: Không bị thiệt nếu biết 10 điều này

▪ 4 trường hợp mua bán đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ

▪ Quy định mới nhất về 4 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ

▪ Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người theo quy định mới nhất?

▪ Mới: Năm 2021, nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ ở đâu?

▪ Mới nhất: 2 trường hợp sang tên nhà ở không cần sổ đỏ

▪ Thế nào là đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ khi làm Sổ đỏ?

Giới thiệu | Cơ chế giải quyết tranh chấp | Chính sách bảo mật | Quy chế hoạt động | Hỗ trợ | Liên hệ |