Đăng nhập

Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

2020-10-23 09:02:22

Ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi làm giả sổ đỏ, sổ hồng khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Làm thế nào có thể phân biệt được sổ thật, sổ giả để tránh rủi ro về pháp lý là điều nhiều người đang quan tâm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, cho biết để nhận diện được sổ thật hay số giả, người mua cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, xem kỹ số seri hay mã vạch in tại cuối trang 4 sổ hồng.

Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST.

Trong đó, MX là mã xã (phường) cấp GCN; MN là mã năm cấp GCN; ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dãy số mã vạch có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trường hợp giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại dãy số sẽ có 13 số.

Thứ hai, kiểm tra mẫu Giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT.

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có bốn trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.

Mục I: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 2 in chữ màu đen gồm:

Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về:

- Thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

- Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;

- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

Trang 3 in chữ màu đen gồm:

Mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận;

Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

Các nội dung trên của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Thứ ba, kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền Văn phòng đăng ký đất đai.

Ở các cơ quan này sẽ kiểm tra được thông tin thửa đất chính xác; kiểm tra được mã vạch của sổ, dễ nhận biết được sổ thật hay sổ giả.

Trước tình trạng sổ giả xuất hiện nhiều như hiện nay, khi thực hiện mua bán nhà đất, người dân nên kiểm tra tính chính xác của giấy chứng nhận trước khi giao tiền.

Nếu phát hiện sổ giả, người phát hiện có thể tố giác với cơ quan công an. Người làm giả sổ có thể xem xét chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo quy định, người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Bị phạt tù từ 2 – 5 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; từ 2 lần trở lên; làm từ 2 – 5 con dấu, tài liêụ hoặc giấy tờ khác; sử dụng con dấu, tài liệu đó thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm.

Bị phạt tù từ 3 – 7 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm giả 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

Nguồn: https://cafeland.vn/


Tin tức cùng chủ đề
▪ Có lấy lại được căn nhà khi người quản lý nhà đất qua đời?

▪ Chỉ còn sổ đỏ của chủ cũ, có được cấp lại sổ mới?

▪ Mua bán nhà ở xã hội: Khi nào được bán, bán cho ai?

▪ Muốn chuyển đổi sổ đỏ sang sổ hồng phải làm như thế nào?

▪ Giữa năm 2020 phải sửa Luật Đất đai

▪ CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG PHẢI XIN PHÉP

▪ CÁCH TÍNH THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI NỘP KHI CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

▪ CÁC LOẠI VĂN BẢN, HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN BẤT ĐỘNG SẢN BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG CHỨNG THỰC

▪ QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT THỔ CƯ

▪ Đổi mới chính sách đất đai tuân theo quy luật thị trường

▪ Luật Đất đai sẽ sửa đổi việc đền bù, giải phóng mặt bằng sát giá thị trường

▪ 5 kiến nghị sửa Luật Đất đai

▪ Sửa quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

▪ Công văn số 203/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ : V/v giao chủ đầu tư Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột

▪ Duyệt công nhận TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) là đô thị loại II

▪ Đất không giấy tờ được cấp sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất như thế nào?

▪ Lý do người dân nên làm Sổ đỏ trước năm 2025

▪ Cách xác định loại đất khi cấp Sổ đỏ năm 2020

▪ Phí thẩm định hồ sơ cấp Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

▪ Thời gian cấp sổ đỏ không quá 30 ngày

▪ 2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ năm 2020

▪ Giải mã 4 hiểu lầm về sổ đỏ mà nhiều người vẫn cho là đúng

▪ 6 khó khăn thường gặp khi làm Sổ đỏ người dân cần biết

▪ 7 trường hợp từ chối cấp sổ đỏ 2020

▪ 5 vấn đề quan trọng phải biết khi sang tên Sổ đỏ cho con

▪ Các trường hợp xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng theo Luật mới

▪ Ít ai biết: Người dân không được cầm cố Sổ đỏ

▪ Quyết định 60 bỏ 2 khái niệm trái luật

▪ Đất mua bán qua nhiều người: Sang tên, cấp Sổ đỏ thế nào?

▪ Các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

▪ Tháo gỡ nút thắt pháp lý, nghị quyết 164/NQ-CP sẽ tác động mạnh tới thị trường bất động sản

▪ Người sử dụng đất không có Sổ đỏ vẫn có những quyền lợi này

▪ Từ năm 2021, được miễn giấy phép xây dựng với trường hợp nào?

▪ Mức tiền sử dụng đất phải nộp khi cấp Sổ đỏ mới nhất năm 2020

▪ 3 trường hợp được bán nhà đất khi cầm Sổ đỏ đứng tên người khác

▪ Theo quy định mới nhất, đất ở bao nhiêu năm thì được cấp Sổ đỏ?

▪ Thay đổi địa chỉ nhà đất có phải làm lại Sổ đỏ?

▪ 3 trường hợp người dân bị hủy sổ đỏ đã cấp

▪ Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ mới nhất

▪ Hàng xóm không ký giáp ranh có làm được Sổ đỏ?

▪ Chuyển đất vườn sang đất ở 2021: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

▪ Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ online trên cả nước

▪ 7 điều cần biết để làm sổ đỏ nhanh chóng, thuận tiện

▪ 10 trường hợp đăng ký biến động đất đai được cấp sổ đỏ mới

▪ Bồi thường khi thu hồi đất 2021: Không bị thiệt nếu biết 10 điều này

▪ 4 trường hợp mua bán đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ

▪ Quy định mới nhất về 4 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ

▪ Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người theo quy định mới nhất?

▪ Mới: Năm 2021, nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ ở đâu?

▪ Mới nhất: 2 trường hợp sang tên nhà ở không cần sổ đỏ

▪ Thế nào là đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ khi làm Sổ đỏ?

Giới thiệu | Cơ chế giải quyết tranh chấp | Chính sách bảo mật | Quy chế hoạt động | Hỗ trợ | Liên hệ |